Tết người miền Trung chuẩn bị như thế nào?

0
40
tết người miền trung có gì

Văn hóa ở mỗi vùng miền Việt Nam là nét đẹp, vẻ đặc trưng của dân tộc Việt. Tết – một trong dịp lễ lớn và quan trọng nhất trong năm, theo như người dân miền Trung đây là dịp để thanh lọc những điều cũ không tốt để chào đón một năm mới thịnh vượng và bình an cùng với các phong tục văn hóa ngày tết.

Và hãy cùng theo bước chân của XSDNA để khám phá tết của người miền Trung Đà Nẵng chuẩn bị như thế nào nhé!

1. Chưng hoa ngày tết

Nếu có dịp ghé về thăm Đà Nẵng những ngày tết nguyên đán thì hình ảnh nhà nhà chưng hoa mai, vạn thọ, cây quật không khó để có thể bắt gặp. Theo như quan niệm của người dân miền Trung thì chưng hoa ngày tết sẽ thu hút tài lộc, may mắn, sự thịnh vượng cũng như là tấn tài tấn lộc cho một năm nhờ vào sắc hoa.

Một quan niệm khá thú vị của người dân Đà Nẵng là ngày mùng 1 mà nhin vào cây quật có nụ mới tức là năm mới kiểu gì cũng có tin vui kéo đến với gia đình, người miền Trung Đà Nẵng thường gọi là lộc đầu năm.

Chưng hoa ngày tết là văn hóa truyền thống của người dân miền Trung – Ảnh: Tổng hợp

2. Củ kiệu thịt muối

Combo ngày tết của người miền Trung không thể thiếu món củ kiệu thịt muối bởi với người dân Đà Nẵng họ mong muốn mọi thử sang năm mới đều vang giòn như tiếng tí tách khi thưởng thức củ kiệu. Kèm theo đó là sự mặn mòi của miếng thịt muối, sự kết hợp combo ngày tết ăn cùng với cơm nóng quả là sự tuyệt hảo bùng nổ trong ẩm thực ngày tết của người miền Trung nói chung và người Đà Nẵng nói riêng.

3. Tất niên cúng xóm

Tất niên là dịp lễ rước ông bà cùng đón tết với gia đình bằng mâm lễ thờ cúng. Thường người dân sau khi tiến hành việc cúng bái xong sẽ mời hàng xóm láng giềng đến được xem như là sự tổng kết trong một năm qua của gia đình.

Ngoài tiệc tất niên tổ chức tại gia, ở các con hẻm, xóm còn có lễ cúng xóm mong cầu sự an yên, thuận lợi cho xóm giềng 5trong ngày đầu năm mới.

4. Dọn dẹp bàn thờ tổ tiên

Người dân miền Trung tiến hành dọn dẹp bàn thờ gia tiên bằng việc đánh bóng lư hương, thay cát trắng, mua hoa ly, cúc vàng, trang trí lại bàn thờ gia tiên. Công đoạn dọn dẹp bàn thờ gia tiên tiến hành vô cùng chỉn chu, gọn gàng, sạch sẽ và đặc biệt là bày trí đẹp, sạch nhất.

Vì đối với người miền Trung khi bàn thờ gia tiên sạch sẽ, đẹp đó chính là tấm lòng của con cháu đối với gia tiên, thể hiện lòng tôn kính của mình đối với gia tiên.

5. Dọn sạch nhà cửa và mua vật dụng mới

Là thời điểm cuối năm dọn dẹp nhà cửa, người dân Đà Nẵng sẽ làm sạch hết mọi góc của căn nhà và mua lại đồ mới với các vật dụng trong nhà. Nó được xem như là điều may mắn thu hút nhiều điều mới khi khép lại năm cũ, đón năm mới đến.

Tết cũng là thời điểm nô nức nhà nhà sắm sửa vật dụng mới – Ảnh: Tổng hợp

6. Ăn chay ngày đầu năm

Nếu văn hóa ngày tết của người miền Nam thưởng thức món thịt kho tàu trong văn hóa ẩm thực ngày tết thì người dân miền Trung đa số lại lựa chọn ăn chay cho ngày đầu năm. Đối với người dân miền Trung thì ăn chay ngày đầu năm sẽ mang đến sự thanh tịnh, an yên nên ăn chay ngày đầu năm sẽ mang đến nhiều điều tốt lành trong một năm mới.

Người miền Trung còn có văn hóa ăn chay ngày đầu xuân để mong cầu sự bình an trong năm mới – Ảnh: Tổng hợp

7. Hái lộc đầu xuân

Và cuối cùng là một nét văn hóa truyền thống không chỉ của người dân miền Trung mà còn của người dân ở một số nơi trên địa bàn nước ta quan niệm hái lộc đầu xuân không chỉ là mong cầu cho sự tài lộc, phát tài mà đó đối với một số người được xem là lộc cho cả một năm gặp nhiều điều suôn sẻ của bản thân. Chùa sẽ là nơi mà người dân hội tụ nhau lại, cùng chờ đón thời khắc giao thừa cũng như hái lộc đầu xuân tại chùa.

Kết luận

Tết ở mỗi vùng miền là nét đặc trưng trong từng dư vị ẩm thực, văn hóa, truyền thống của con người.Và tết của người dân miền Trung cũng đọng lại trong mỗi người một nét riêng biệt của người dân nơi đây khi có cơ hội khám phá tết miền Trung.

Bài viết tham khảo: