Người miền Trung ăn Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 như thế nào?

1
55
Mùng 5 tháng 5 tết Đoan ngọ

Cứ hễ đến ngày mùng 5 tháng 5, người dân miền Trung lại tất bật chuẩn bị mâm cỗ nhỏ để dâng lên tổ tiên nhằm mong cầu cho mùa màng được tươi tốt, không bị sâu bọ phá mùa vụ. Đối với người miền Trung, bên cạnh dịp Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu thì Tết Đoan ngọ ở miền Trung quan trọng không kém cạnh gì so với dịp lễ lớn.

Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng XSDNA khám phá ngày Tết Đoan ngọ ở miền Trung có hoạt động gì nhé!

1.Tại sao người miền Trung quan trọng ngày Tết Đoan ngọ?

Như chúng ta biết rằng Tết Đoan ngọ còn được biết đến là tết diệt sâu bọ. Người miền Trung gắn liền với hình ảnh mùa vụ cùng lúa, ngô hay khoai, do đó người dân nơi đây rất sợ “màn ghé thăm” của các chú sâu bọ. Vì thế, đến ngày mùng 5 tháng 5 nhà nào trồng lúa hay các loại cây nào đi chăng nữa đều chuẩn bị một mâm cỗ nhỏ, thực hiện nghi thức dâng lên cho tổ tiên để cầu cho mưa thuân gió hòa và mùa vụ tươi tốt quanh năm, gặt hái trái ngon, quả ngọt.

Sâu bọ phá mùa vụ làm mất mùa nên cứ vào ngày mùng 5 tháng 5 hằng năm người miền Trung sẽ chuẩn bị tươm tất mâm lễ để cầu cho mùa vụ thuận buồm, diệt trừ sâu bọ – Ảnh: Tổng hợp

2.Mâm cỗ cúng ngày mùng 5 tháng 5 của người miền Trung

Trong mâm cỗ cúng vào dịp Tết Đoan ngọ, các tỉnh miền Trung nói chung và người dân tại TP. Đà Nẵng sẽ chuẩn bị bánh ú tro, chén đường, đông sương, trái cây. Tuy mâm cỗ không quá đặc sắc so với mâm cỗ của dịp Tết Nguyên đán, thế nhưng ý nghĩa của các món trên mâm cỗ đều mong cầu sự đơm hoa kết trái, vo tròn, ngọt ngào của mùa vụ.

Mâm lễ cúng mùng 5 tháng 5 của người miền Trung bao gồm bánh ú tro, trái cây, đông sương và chén đường để ăn cùng bánh ú tro – Ảnh: Sưu tầm

Bên cạnh các vật mâm lễ cúng có bánh ú tro, trái cây hay đông sương, trầu cau cũng đóng vai trò không thể thiếu trong mâm cúng vào ngày mùng 5 tháng 5 – Ảnh: Sưu tầm

Cứ đến tầm 11h30 trưa ngày này, các món trong mâm cỗ cúng sẽ lần lượt được mang lên để chuẩn bị lễ cúng. Theo như quan niệm của người miền Trung, ban trưa sẽ là thời điểm đàn sâu bọ hoạt động mạnh mẽ nhất do thế người dân cúng lễ giờ này như là cách mong cầu tổ tiên có thể giúp họ xua đuổi đàn sâu bọ hay phá mùa vụ.

3. Cái Tết Đoan ngọ đầy ấm cúng của người dân miền Trung

Nếu du khách có dịp xuôi về các tỉnh miền Trung hay về thành phố Đà Nẵng du lịch đúng vào dịp ngày mùng 5 tháng 5 thì ắt hẳn sẽ cảm nhận sự gần gũi và ấm cúng của dịp Tết đặc biệt ở người miền Trung. Vào ngày mùng 5 tháng 5, sau lễ cúng, các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau thưởng thức từng chiếc bánh u tro chấm đường đầy sự ngọt ngào, ăn những chén đông sương do chính tay người bà, người mẹ vào bếp. Một số gia đình sẽ mua thêm thịt vịt, hay làm một bữa tiệc nhỏ trong gia đình trò chuyện bao la chủ đề.

Không chỉ là dịp lễ diệt sâu bọ, ngày Tết Đoan ngọ còn là khoảng thời gian để các thành viên quây quần bên nhau sau khi hoàn tất lễ cúng vào buổi trưa – Ảnh: Sưu tầm

4.Tết Đoan ngọ năm nay rơi vào ngày nào?

Dịp mùng 5/5 năm nay rơi vào ngày thứ hai tức ngày 10/6/2024. Đây không phải dịp lễ tết lớn như Tết Nguyên đán nên người dân sẽ không được nghỉ vào Tết Đoan ngọ. Tuy nhiên, chắc chắn rằng dù không được nghỉ vào ngày Tết này, các hộ gia đình của người Trung vẫn tranh thủ thời gian chuẩn bị mâm lễ cúng tươm tất, đúng như truyền thống dâng mâm lễ cúng của người dân nơi đây.

Mùng 5 tháng 5 năm nay rơi vào ngày thứ hai và người dân sẽ không được nghỉ ngày Tết Đoan ngọ

Kết luận

Tuy không tổ chức ăn tết lớn như Tết Nguyên đán, thế nhưng rằng Tết Đoan ngọ 5/5 đối với người miền Trung như một dịp đặc biệt để có một mâm cơm gia đình đầy ấm cúng, là một dịp lễ quan trọng mong cầu cho mùa vụ luôn thu hoạch tốt nhất và hơn thế nữa là nét văn hóa đặc trưng với hình ảnh bánh ú tro, chén đông sương đơn giản của người miền Trung nói chung và người Đà Nẵng nói riêng.

Bài viết tham khảo:

1 COMMENT

Comments are closed.