“Check” văn hóa đón tết miền Trung và đón tết miền Nam

0
29
Ăn tết người miền Trung

Những ngày năm mới của một cái tết nguyên đán đang cận kề, giờ đây nhà nhà người người ở khắp mọi nơi dang rộn ràng đón chào một mùa xuân mới. Nhân vào dịp tét đến xuân về, cùng XSDNA khám phá tết ở miền Trung và têt ở miền Nam có điểm gì riêng biệt trong văn hóa đón tết nhé!

1. Văn hóa đón tết của người miền Trung

Cứ mỗi mùa tết đến, người dân miền Trung lại rộn ràng nô nức sắm sửa tân trang lại ngôi nhà, dụng cụ ngôi nhà để đón một không khí tết thật hạnh phúc bên cạnh những người thân yêu của mình. So với người miền Nam thì người miền Trung có những điều kiêng kỵ lưu ý để một năm mới suôn sẻ.

1.1. Mâm cơm ngày tết của người miền Trung

Nếu người miền Nam chuộng món ăn truyền thống là thịt kho tàu, canh khổ qua trong những ngày năm mới thì người miền Trung chỉ ăn các món như bánh tét, củ kiệu, thịt heo muối là hầu như gia đình nào cũng đều có. Theo quan niệm của người miền Trung, năm mới mà ăn canh khổ qua thì sẽ là một năm vất vả hay các bạn nhỏ người miền Trung hầu như không ăn trứng trong ngày đầu năm mới vì không muốn nhận điểm 0 trong năm.

Mâm cơm tết của người miền Trung – Ảnh: Tổng hợp

Mỗi vùng miền có những quan niệm khác nhau về ẩm thực ngày tết nên khi khám phá mâm cơm ngày tết của người miền Trung cũng khiến cho nhiều người không khỏi thích thú và hào hứng.

1.2. Hoa chưng ngày tết

Dạo quanh một vòng ngày tết của người miền Trung thì không khó có thể thấy được rằng nhà nào cũng chưng hoa mai, chậu hoa vạn thọ. Trong Sài Gòn vào những mùa tết du khách chủ yếu sẽ thấy hoa tươi trên các mặt đường phố là chủ yếu. Còn đối với người dân miền Trung thì chưng hoa tết ở trước cửa nhà là truyền thống phong tục đã có từ lâu nhăm mong muốn rước tài lộc, có một năm mới bình an và sức khỏe dồi dào.

Chưng hoa ngày tết ở trước đường đi vào cũng là phong tục truyền thống của người dân miền Trung – Ảnh: Tổng hợp

1.3. Lễ rước gia tiên

Người miền Trung thường sẽ chuẩn bị chu đáo mâm cúng để rước gia tiên đón tết. Lần thứ nhất sẽ thường vào ngày 29 tết, đây được người dân miền Trung gọi là “lễ rước ông ba”. Và lần thứ hai, đây không phải là lễ rước mà sẽ là “lễ đưa ông bà” sau một cái tết ấm no và hạnh phúc, lễ này thường tổ chức vào mùng 4 tết.Vì là lễ đặc biệt quan trọng nên người dân miền Trung luôn chhu tất mâm cúng để có thể đón ông bà một cách trọn vẹn nhất sau một năm làm lụng.

1.4. Gói bánh tét

So với miền Nam thì bánh tét không quá xuất hiện tần suất ở miền Trung, bánh tét thường chỉ xuất hiện vào dịp lễ tết là chủ yếu nên cứ hằng năm vào những ngày cận tết thì người dân miền Trung lại tụ họp với người thân trong gia đình với nhau để gói những đòn bánh tét nhân đậu xanh và biếu cho nhau. Món bánh tét mà đem chiên lên ăn cùng củ kiệu là ngon xuất sắc lắm đấy nhé.

2. Tết của người miền Trung khác với tết của người miền Nam như thế nào?

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, phong tục đi chúc tết của người miền Trung luôn được người dân nơi đây gìn giữ. Người miền Trung thường có truyền thống sẽ đi đến nhà bà con với nhau, họ hàng, xóm giềng để chúc tết và trao nhau những phong bao lì xì dịp mừng xuân.

Người miền Nam và ở Sài Gòn chủ yếu sẽ là đi chúc tết bà con vào những dịp lễ tết đặc biệt nhưng thường thì họ ít đến hàng xóm hơn như người miền Trung nên tập tục đón tết của người miền Trung có những điểm khác so với người miền Nam.

Kết luận

Văn hóa của mỗi vùng miền luôn tạo nên sự khác biệt trong văn hóa truyền thống đón tết Việt tuy nhiên nó lại tạo nên sự đa dạng trong văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Do đó, nếu có thể đến với Đà Nẵng vào dịp tết Nguyên đán du lịch thì đừng quên khám phá nét văn hóa độc đáo này nhé.

Bài viết tham khảo: