Bánh ú tro Tết Đoan ngọ ở miền Trung

1
54
Bánh ú tro miền trung

Bánh ú tro hay một số nơi gọi là bánh gio – một trong món bánh truyền thống của người miền Trung vào ngày mùng 5 tháng 5 hằng năm. Hình ảnh chiếc bánh ú nhỏ, lá màu xanh bên ngoài được buộc chặt bằng dây lạt xuất hiện trên mâm lễ cúng Tết Đoan ngọ của người dân miền Trung cứ mỗi khi đến ngày tết đặc biệt này.

1.Tại sao bánh ú tro tượng trưng cho ngày Tết Đoan ngọ?

Theo như truyền thuyết dân gian kể lại, khi người dân làng nọ đang ăn mừng vì mùa vụ thu hoạch tốt thì bị phá hủy hoàn toàn do đàn sâu bọ kéo đến. Ấy thế mà một người đàn ông đi ngang qua ngôi làng kia, mới chỉ cách cho người dân cách tiệt diệt bọn sâu bọ, trả lại mùa màng bội thu cho dân làng bằng cách dâng mâm lễ cúng bánh ú tro, trái cây và mong cầu mùa màng tươi tốt trở lại. Sau khi thực hiện xong lễ cúng, vài ngày sâu đàn sâu bọ cứ thế mà kéo đi hết trả lại sự bình yên và chỗ cho các loại cây trái phát triển.

Bánh ú tro trở thành chiếc bánh giúp tiêu diệt các con sâu bọ phá mùa màng và là chiếc bánh xuất hiện trên mâm lễ cúng mỗi khi đến Tết Đoan ngọ – Ảnh: Sưu tầm

Từ đó, cứ mỗi khi đến ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, người dân đều chuẩn bị một mâm bánh ú tro, trái cây cùng một số món cúng khác để dâng lên tổ tiên nhằm mong cho mùa màng thuận lợi, thu hoạch tốt, không bị phá bởi bọn sâu bọ.

2. Bánh ú tro không nhân của người miền Trung

Khác với các loại bánh ú tro ở các tỉnh miền khác, người miền Trung thường làm bánh ú tro không nhân để cúng tổ tiên. Bánh ú tro được làm từ gạo nếp, do vậy mà khi thưởng thức bánh ú tro bạn sẽ cảm nhận hương vị hoàn toàn vị ngọt, thơm và béo của từ gạo nếp. Tuy bánh không thêm bất kỳ các gia vị nào khác nhưng lạ kỳ thay bánh vẫn có mùi thơm nhất định.

Bánh ú tro không nhân thưởng thức cùng đường cát trắng đem lại để lại một hậu vị khó quên

Mở từng mảnh lá tre mùi thơm đậm từ bột bánh đến nức cả mũi. Bột bánh ú tro dẻo, dính dính trên từng ngón tay. Để biết một chiếc bánh ú tro có hay không thì chỉ cần nhìn vào cái cách dính của bột bánh ú tro trên lá tre. Nếu khi mở bánh ú tro, mà bột bánh dẻo nhưng không dính trên lá tre thì chắc chắn đó là bánh ngon. Hoặc chỉ cần nhìn thấy bột bánh mềm mịn, không bị loang lỗ thì đảm bảo bánh ú tro đó là bánh ú ngon.

Bánh ú tro không bị kết dính trên lá tre là bánh ngon – Ảnh: Sưu tầm

Bánh ú tro không nhân phải ăn cùng đường cát trắng. Tuy đơn giản nhưng hương vị khiến cho con người ta một khi đã thưởng thức thì không thể nào quên đi được. Vị đường ngọt lẫn vào trong từng miếng bánh ú tro tạo nên vị dẻo ngọt thơm đậm đà vị giác người dùng. Bánh ú tro chấm càng đậm, đẫm đường thì ăn càng ngon.

3.Bánh ú tro để được bao lâu?

Mua bánh ú tro để được trong bao nhiêu ngày là câu hỏi của khá nhiều người khi mua bánh về chuẩn bị cho lễ cúng ngày mùng 5 tháng 5 sắp đến.

Trung bình thời gian bảo quản bánh ú tro từ 04 đến 07 ngày với điều kiện bảo quản ở nơi có nhiệt độ mát lạnh khoảng 20 độ C. Vì bánh dễ bị hỏng nếu để trong nhiệt độ thường 01 ngày nên khi mua bánh ú trong cần cẩn thận khi bảo quản để giúp bánh luôn ở trong trạng thái bánh ngon và giữ nguyên được hương vị bánh.

Một lưu ý nhỏ khi bạn bảo quản bánh ú tro ở nơi có nhiệt độ mát mẻ, mỗi khi sử dụng bánh ú tro bạn cần hấp lại bánh để bánh nóng cũng như để bột bánh mềm khi thưởng thức bánh vẫn ngon nhé! Tuy nhiên, nếu có thể, vẫn nên dùng bánh ú tro ngay khi làm nghi thức cúng Tết Đoan ngọ nhé!

Nên đem bánh hấp lại khi bảo quản trong nhiệt độ mát để bánh không bị mùi vị đặc trưng bánh ú tro – Ảnh: Sưu tầm

Kết luận

Bánh ú tro trong ngày Tết Đoan ngọ mùng 5/5 ở miền Trung dường như trở thành món ăn thưởng thức không thể nào thiếu mỗi khi dịp tết diệt sâu bọ đến.

Bài viết tham khảo:

1 COMMENT

Comments are closed.