Loạt trò chơi tuổi thơ từng là thời thanh xuân của người Đà Nẵng

0
41
trò chơi tuổi thơ bao gồm những trò nào

Thời thanh xuân của bạn có từng trải qua các trò chơi như thả diều trên đồng ruộng, nhặt từng viên đá nhỏ để chơi cụm hay đã từng sưu tầm các loại ảnh để đập ảnh cùng bạn bè? Và trong tuổi thơ của mỗi người dân Đà Nẵng, đây là số các trò chơi sẽ là cuốn phim hoài niệm mãi không quên.

Vậy thì hôm nay hãy cùng XSDNA điểm lại loạt các trò chơi tuổi thơ đã từng khiến bao nhiều lứa thế hệ phải thao thức mãi không quên nhé!

1.Thả diều giấy

Khi xã hội chưa quá hiện đại như ngày nay, cứ vào ngày hè tháng 05 trên các đồng lúa quanh ngoại ô Đà Nẵng, hàng chục chiếc diều giấy to nhỏ khác nhau được trang trí màu sắc khác nhau thả trên đồng ruộng. Đứa thì gom giấy vở đã qua sử dụng, đứa thì lôi giấy báo cũ, còn có đứa thì kiếm nhành tre về chẻ thật mỏng để cố định lại các góc con diều. Buồn cười nhất là có đứa đi kiếm cơm nguội để dán con diều thay cho băng keo.

Nguyên liệu làm diều giấy từ sách vở cũ, cơm nguội dán thay cho băng keo và sử dụng thanh nan tre để cố định diều – Ảnh: Tổng hợp

Cứ mỗi đầu giờ trưa, tụi con nít lại trốn ngủ để cùng nhau làm diều giấy và thả diều trên đồng ruộng sau mùa gặt – Ảnh: Tổng hợp

Dù con diều giấy được hoàn thiện trên chất liệu “có gì dùng nấy” nhưng lại là thứ tiêu khiển của bọn trẻ vào mỗi buổi trưa, buổi chiều không sao có thể quên được.

2. Chơi thảy đá

Chơi thảy đá hay người Đà Nẵng còn gọi là chơi cụm thường diễn ra khá nhiều ở trường học mỗi giờ ra chơi, cứ thấy đám nào đông, tay lấm bẩn và có tiếng kêu lách cách của đá là y chang đám đó đang chơi thảy đá. Đứa nào tay to, có những viên đá nhỏ đẹp là y như rằng chơi toàn thắng. Trò này được tụi con gái mê nhiều nhất, chơi theo cụm 5 rồi đến cụm 7 khiến ai cũng khoái chí cười toe toét mỗi khi tung hòn đá.

Những hòn đá ven đường trở thành trò chơi thảy đá của bao thế hệ xưa – Ảnh: Tổng hợp

3.Chơi keo

Ngày xưa trò chơi keo này đứa lứa học sinh tận dụng sân đánh cầu lông để bắt bè chia phe chơi vui ơi là vui. Cứ bốn đứa đứng canh, hai đứa ở đầu, hai đứa cuối, thêm hai đứa đứng giữa để canh me những “con mồi” sập bẫy trong ô chơi keo. Trò này chơi càng đông càng vui, người thua keo hay người thắng keo đều vui vẻ khi mỗi lần chơi trò keo thú vị này.

4. Dích ảnh

Trò chơi được đám con trai yêu thích cực kỳ. Ở Đà Nẵng, gọi là trò dích ảnh, tức là sẽ có một cặp chơi oẳn tù tì ai thắng được quyền dích ảnh trước, người nào dích tấm ảnh trái mặt với nhau là nhặt ngay thành phẩm. Còn nhớ như in những tấm ảnh là hình của các nhân vật hoạt hình nổi tiếng nên bọn trẻ rất thích trò này để sưu tầm thần tượng của mình. Thời xưa một tấm ảnh bao gồm 20 chiếc giá dao động từ 500 đồng – 1.000 đồng.

Tấm ảnh gợi biết bao hoài niệm của nhiều thế hệ, mỗi tấm ảnh là những nhân vật nổi tiếng gắn liền với tuổi thơ của nhiều người – Ảnh: Tổng hợp

Ngoài dích ảnh, còn có trì phóng dép lượm ảnh nữa đấy. Trò này sẽ tùy theo độ cược mà đặt ít hay nhiều tấm ảnh vào một vòng tròn, cách một khoảng mấy mét sẽ dùng chiếc dép nhắm vào chồng ảnh cược, cứ mỗi lần phóng bao nhiêu chiếc ảnh ra ngoài thì bấy nhiêu đó sẽ thuộc về chủ nhân của nó.

5. Bắn bi

Cái thời mà ai cũng mê đắm màu sắc của các viên bi xanh ngọc, vàng ngoc và còn có những viên bi cực kỳ quý hiếm đến mức đổi bi để sưu tầm. Trò chơi này như là trò sưu tầm món đồ cổ bây giờ vậy đó, tuy giá trị không cao bằng đồ cổ nhưng thời đó ai mà có nhiều bi cùng với đa dạng các sắc màu khác nhau đều được tụi nhỏ ví như “người giàu của xóm”.

Trò bắn bi sẽ diễn trên một khu đất, bọn nhỏ sẽ đào một chiếc hố nhỏ như hố sân golf, rồi lần lượt đặt các viên bi ở vị trí khác nhua tấn công vào viên bi đối phương sao cho nhắm mục tiêu vào hố đã đào. Bi của ai lọt vào hố thì chiến lợi phẩm này sẽ thuộc về người đó.

Kết luận

Mỗi cuộc hành trình trưởng thành của các thế hệ có thể có những câu chuyện tuổi thơ không giống nhau, thế nhưng chắc chắn rằng sự hoài niệm của từ các trò chơi tuổi thơ sẽ là phần ký ức không thể quên, đó không chỉ còn đơn thuần là trò chơi tuổi thơ mà đó còn là phần hoài niệm trong cuốn sổ thanh xuân của thế hệ trước.

Bài viết tham khảo: