Lễ cưới miền Trung và những điều độc lạ bạn chưa biết

1
44
đám cưới miền Trung tổ chức như thế nào

Có dịp về Đà Nẵng ăn cưới, được hòa mình vào không khí rộn ràng, hạnh phúc trong ngày đặc biệt quan trong của đôi uyên ương. Lễ cưới Đà Nẵng nói riêng và của người miền Trung nói chung thật sự đã để lại một ấn tượng rất khó để quên đi. Khám phá lễ cưới của người Đà Nẵng cùng những điều độc lạ trong văn hóa tổ chức lễ cưới của người dân nơi đây cùng XSDNA!

1.Đãi tiệc cưới vào khung giờ trưa

Nếu người miền Nam ưu tiên lựa chọn khung giờ tối để mời khách đến chung vui, thì ở Đà Nẵng người dân phổ biến nhất lựa chọn khung giờ trưa để đãi tiệc khách, đặc biệt là các trưa cuối tuần.

Theo như văn hóa lối sống của người dân địa phương nơi đây, ngày trọng đại nhất nếu càng có nhiều bạn bè, người thân đến chung vui thì sẽ gia tăng sự hạnh phúc của hai bên gia đình nói chung và cô dâu chú rể nói riêng. Ngoài ra, người dân Đà Nẵng không quá ưu tiên cuộc sống về đêm như người Sài Gòn, nên cũng dễ hiểu rằng hầu hết các lễ cưới Đà Nẵng diễn ra khung giờ buổi trưa đãi tiệc khách.

Người Đà Nẵng có văn hóa tổ chức đãi cưới vào khung giờ trưa – Ảnh: Internet

Cô dâu và chú rể sẽ đi đến từng bàn tiệc nâng ly mời các khách đến tham dự tiệc cưới như thay lời cảm ơn – Ảnh: Facebook Lê Trí

2.Nhà gái phải về trước 12 giờ trưa

Một điều khá đặc biệt ở các lễ cưới Đà Nẵng về việc đàng gái về trước 12 giờ trưa chính thức trao con gái của mình cho gia đình mới. Khoảng chừng 11 giờ 45 phút, trước cổng cưới, cô dâu bê mâm trầu cau cạnh bên chú rể để tiễn đàng gái ra về. Trên mầm trầu cau còn có để rượu mời ba mẹ nhà gái trước khi lên xe. Đây có thể được xem là nghi lễ trả hiếu cho ba mẹ của cô dâu trước khi chính thức về làm dâu, một số người dân nói rằng ly rượu mời ba mẹ lần này như thay lời cảm ơn của cô dâu chú rể và lời hứa hẹn sẽ trăm năm hạnh phúc của cặp uyên ương đối với ba mẹ đàng gái.

Cô dâu chú rể sẽ cầm mâm trầu cau, rượu để tiễn đàng gái về trước 12 giờ trưa theo như phong tục rước dâu của người Đà Nẵng miền trung – Ảnh minh họa

3. Màn văn nghệ “cây nhà lá vườn”

Một món ăn tinh thần không thể thiếu trong lễ cưới Đà Nẵng khiến ai cũng vui và không thể nào quên – văn nghệ tiệc cưới. Các màn văn nghệ tuy không phải là màn trình diễn chuyên nghiệp nhưng là cả tấm lòng, sự cầu chúc hạnh phúc đối với cô dâu chú rể cho ngày đặc biệt. Trong các tiết mục văn nghệ, vui nhất khoảnh khắc người tham dự bên dưới sáng tạo nên “hoa xôi gà”, “hoa ớt” hay “hoa cánh gà” với màn tương tác dễ thương, hài hước như đúng tính cách của người dân nơi đây.

Màn văn nghệ đám cưới cùng cánh hoa xôi gà, hoa ớt không thể thiếu trong buổi đãi tiệc lễ cưới Đà Nẵng – Ảnh: Facebook Nguyễn Thanh Hùng

4. Màn âm nhạc “chào sân” trước lễ đón dâu

Ở Đà Nẵng cứ nhà nào tổ chức lễ cưới cũng đều mở đường bằng các bài hát vui nhộn, tượng trưng cho ngày hanh phúc của cặp đôi. Vào ngày lễ đón dâu chính thức diễn ra, trước khi làm lễ đón dâu, nhà của bên đàng trai và đàng gái đều phát các ca khúc báo hỉ như là một lời báo tin vui đến khắp xóm làng.

Kết luận

Lễ cưới mỗi vùng miền đều đem lại nét riêng biệt nhất định, với các điểm độc lạ ở miền Trung nói chung và người Đà Nẵng nói riêng, lễ cưới Đà Nẵng mang lại cho các khách tham gia sự gần gũi, thân thiện từ phong cách thiết kế, đến phong cách tổ chức tiệc cưới theo cách rất riêng và độc đáo của người dân Đà Nẵng.

Bài viết tham khảo:

1 COMMENT

Comments are closed.