Cái Tết Nguyên tiêu cùng bánh ít chay người Đà Nẵng

1
36
Tết Nguyên tiêu miền Trung

Đã qua gần hơn một tuần đón Tết Nguyên đán, sắp đến đây người dân Việt Nam lại đón thêm một cái tết quan trọng không kém. Cái tết này thường là ngày mà nhà nhà, các doanh nghiệp lựa chọn là ngày tân niên để khai xuân nhằm mong cầu sự bình an, tài lộc cho năm mới. Đó chính xác là tết nguyên tiêu.

Tết Nguyên Tiêu ở miền Trung được tổ chức như thế nào? Hãy để XSDNA đưa bạn về với Đà Nẵng để khám phá Tết Nguyên tiêu đặc biệt nơi đây nhé.

1. Tết Nguyên tiêu diễn ra vào ngày nào?

Tết Nguyên tiêu diễn ra vào ngày rằm Tháng giêng âm lịch hằng năm, tức vào ngày 15 tháng 1 âm lịch. Theo như quan niệm của người phương Đông về ngày Tết Nguyên tiêu đây là ngày đẹp, ngày mong cầu hạnh phúc, bình an và tài lộc. Đây cũng là ngày rằm đầu tiên kể từ ngày đầu tiên từ dịp Tết Nguyên đán.

2. Người miền Trung thường làm gì trong dịp Tết Nguyên tiêu?

Ở Đà Nẵng, cứ mỗi khi dịp Tết Nguyên tiêu đến hầu hết người dân nơi đây sẽ cúng chay cho ông bà, tổ tiên nhưng nếu nhà nào có theo đạo Phật thì sẽ làm một mâm chay lớn để dâng cho Phật, Quân Âm nhằm thể hiện lòng tôn kính, biết ơn với bề trên.

Trong mâm cỗ cúng chay của người miền Trung, đơn giản các món chay như đậu khuôn cà chua, nấm, canh rau củ nấu với đồ chay như tàu hủ ky. Ngoài ra, một số nhà còn chuẩn bị thêm các món chả chay, các món ăn giả chay khác để làm phong phú mâm cổ cúng chay vào dịp tết Nguyên tiêu.

Người miền Trung cúng chay vào dịp Tết Nguyên tiêu cùng bánh ít chay – Ảnh: Tổng hợp

Bên cạnh các món cúng chay thông thường và truyền thống, người dân Đà Nẵng cũng chuẩn bị mâm chè, các loại bánh chay, đặc biệt phải kể đến loại bánh ít chay.

3. Có vị gì đặc biệt trong món bánh ít chay miền Trung?

Bánh ít chay miền Trung nhìn giao diện bên ngoài thôi đã cảm nhận được hương vị thơm, dẻo của bột nếp trắng, bên trong là nhân đậu xanh để nêm nếm gia vị có pha chút tiêu đen để khi thưởng thức ngậy lên vị đặc biệt của món ăn dân dã miền Trung này.

Vị mặn ngọt nhân đậu xanh phủ độ dẻo bên ngoài thơm lừng bánh ít chay – Ảnh: Tổng hợp

Bao bọc toàn bộ chiếc bánh ít chay là lớp lá chuối xanh nhưng điều đặc biệt bánh ít chay vẫn giữ được màu trắng đục truyền thống. Cũng không hiểu sao mà bánh ít chay Đà Nẵng lại thơm, ngon và cuốn hậu vị đến thế. Ăn đến đâu là dính đến đó, một lần ăn như vậy có thể ăn liền từ 3 đến 4 cái là hiểu độ ngon của bánh ít chay như thế nào.

4. Buổi sáng sớm ngày Tết Nguyên tiêu Đà Nẵng

Dù tết Nguyên tiêu không phải là một dịp tết “linh đình” như Tết Nguyên đán nên cũng sẽ có một số gia đình vẫn sinh hoạt như một ngày bình thường. Và cũng có một số hộ gia đình dậy sớm để chuẩn bị mâm cỗ cúng cho ngày Tết Nguyên tiêu.

Tiếng của bà, tiếng của mẹ cùng tiếng xèo chuẩn bị món ăn để kịp giờ cúng cho ông bà, tổ tiên. Bên cạnh đó, một số gia đình cũng sẽ cúng mâm cỗ chay vào giờ trưa. Đây có lẽ là phong tục truyền thống của người miền Trung từ xưa đến nay.

Như vậy đó, một bữa cơm chay, quây quần bên gia đình chia sẻ về giây phút và lưu lại khoảnh khắc thưởng thức bên mâm cơm gia đình của ngày Tết Nguyên tiêu.

Bài viết tham khảo:

1 COMMENT

Comments are closed.