Cúng giao thừa miền Trung và miền Nam khác nhau như thế nào?

0
36
mâm ngũ quả ngày tết miền nam

Cúng giao thừa là một trong các lễ quan trọng vào mỗi dịp tết đến xuân về của người Việt chúng ta. Dù rằng cúng giao thừa là truyền thống của người Việt, tuy nhiên, ở một số tỉnh thành của hai miền Trung và miền Nam đều có những cách cúng giao thừa khác nhau.

1. Tại sao cúng giao thừa là nghi lễ không thể thiếu cho mỗi dịp Tết Nguyên đán?

Cứ mỗi mùa Tết Nguyên đán đến, bên cạnh sắm sửa, tảo mộ đón tết thì người dân Đà Nẵng nói riêng và người miền Trung nói chung đều tất bật chuẩn bị cho lễ đón ông bà về ăn tết thông qua cúng tất niên. Ngoài ra, con có lễ cúng giao thừa được tiến hành đúng vào lúc 12h đêm, thời khắc chuyển sang năm mới.

Cúng giao thừa là một trong nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam – Ảnh: Tổng hợp

Từ xưa, theo quan niệm của ông cha ta thì cúng giao thừa là nghi lễ rước ông bà về đón tết với gia đình, bên cạnh đó là cầu mong sự an yên trong năm mới, sự đủ đầy, may mắn trong năm mới. Một lý do nữa mà cúng giao thừa trở thành nghi thức truyền thống của người dân Việt Nam đó chính là người xưa quan niệm rằng, đầu năm mới thì bàn thờ gia tiên cần sáng, sạch thì cả một năm mới mang đến sự may mắn, sung túc cho một năm và tỏ lòng biết ơn đến ông bà.

2. Cúng giao thừa ở miền Trung và giao thừa ở miền Nam có gì khác biệt?

2.1. Cúng giao thừa ở miền Trung

Trước khi điểm giờ đêm giao thừa, từng hộ gia đình sẽ chuẩn bị các vật dụng và vật phẩm để sẵn sàng đem lên bàn thờ gia tiên vào khoảng 11h30 khuya . Người miền Trung thường sẽ cúng giao thừa bao gồm các loại bánh cổ truyền ngày tết miền Trung như bánh khô, bánh mè, bánh in, bánh da, bánh tét. Cùng với đó là có thêm bánh tráng nướng, trầu cau, vôi và trà được dâng lên sau khi kết thúc phần cúng.

Đối với người miên Trung, lễ cúng giao thừa diễn ra nhằm mong muốn ông bà có thể cùng con cháu trong nhà quây quần và thưởng thức hương vị ngày tết bên cạnh những món ăn truyền thống của quê hương. Bánh tráng nướng trong mâm cúng giao thừa của người miền Trung sẽ ăn kèm cùng với bánh tét với mong muốn cả năm làm gì cũng trúng đó và có thật nhiều tin vui giòn giã như bánh tráng nướng.

Bánh cổ truyền quen thuộc xuất hiện trong mâm cúng giao thừa ở miền Trung – Ảnh: Tổng hợp

Có lẽ đến đây, nhiều người thắc mắc rằng tại sao mâm cúng giao thừa của người miền Trung lại trở nên đơn giản nhiều đến thế. Đó là bởi người miền Trung đã có phần lễ tất niên, là lễ rước ông bà về nhà đón tết từ ngày đó nên rằng với quan niệm của người dân thì ông bà đang cùng ở nhà đón tết, không phải làm một mâm cúng giao thừa quá rình rang.

2.2. Cúng giao thừa ở miền Nam

Có một chút khác biệt so với người miền Trung, mâm cúng giao thừa của người miền Nam không xuất hiện các loại bánh cổ truyền như người miền Trung mà thay vào đó là mâm ngũ quả, gà luộc cùng bánh chưng. Đối với người miền Nam thì mâm ngũ quả đại diện cho sự đủ đầy, cầu mong sự sung túc, thành tựu và sức khỏe cho một năm mới đến.

Mâm ngũ quả của người miền Nam trong lễ cúng giao thừa – Ảnh: Tổng hợp

Một điều khác biệt có thể dễ thấy của người miền Trung và người miền Nam chúng ta dễ dàng thấy rằng người miền Nam sẽ khá thoải mái trong vấn đề cúng bái, mọi việc đều xuất phát từ tâm của mình, ngược lại, người miền Trung thì cẩn trọng trong vấn đề cúng bái. Thường dù cúng giao thừa hay cúng tất niên thì có một văn mẫu để thực hiện thoe đúng với tuần tự của một lễ cúng bái truyền thống nơi đây. Theo người miền Trung, cần phải có sự chuẩn xác, người nào sẽ đảm nhận phần cúng bái như vậy thể hiện sự tôn trọng, thể hiện quy tắc với ông bà tổ tiên.

Kết luận

Dù có sự khác biệt về truyền thống văn hóa lễ nghi cúng bái giữa miền Trung và miền Nam, tuy nhiên đây cũng là sự đa dạng văn hóa của các tỉnh thành trên cả nước ta trước thèm năm mới.

Bài viết tham khảo: