Ăn tết xứ Đà món củ kiệu ngâm đường

0
27
Củ kiệu ngâm đường ăn cùng với gì

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về là bên trong lòng mỗi người đều rộn ràng. Và đối với người đi xa phương, dịp têt là dịp quay về thưởng thức bên mâm cơm mẹ nấu, bên các món ăn truyền thống của người Đà Nẵng với bánh tét, thịt muối và đặc biệt không thể thiếu món củ kiệu ngâm đường.

1. Củ kiệu ngâm đường – Món ăn truyền thống không thể thiếu trong ngày tết

Cứ gần đến những ngày đầu năm mới, rộn ràng quanh xóm tiếng các mẹ đang cắt đu đủ, cà rốt và lột vỏ củ kiệu thơm ngất vùng trời Đà Nẵng. Nhớ khi xưa, có những đợt tết trúng thời tiết mưa hoài, canh trời khi nắng lên là các mẹ lại ồ ạt lấy nia củ kiệu ra phơi để khi ăn giòn rụm trong khoang miệng.

Món củ kiệu ngâm đường đậm chất người miền Trung – Nguồn: Tổng hợp

Vị của củ kiệu ngâm đường ngon lắm, vị mặn của nước mắm pha với thấm sâu vào trong lớp vở của củ kiệu, hòa vào thanh sắc của đu đủ và ca rốt làm ngậy mùi ẩm thực đặc trưng. Món này ăn với cơm trắng nóng, ăn cùng với thịt muối hay đặc biệt nhất là ăn cùng với bánh tét chiên là ngon xuất sắc. Rồi mỗi khi đi học xa lại, mẹ lại cất gói cẩn thận hủ củ kiệu ngâm đường để vẫn còn biết têt còn đó.

2. Chắt chiu từng màu nắng để làm củ kiệu ngâm đường

Ở quê Đà Nẵng, vào cận ngày tết khi ánh nắng lên màu vàng rực rỡ thì nhà nào cùng đều vui như ngày tết đã về, với các mẹ thì nắng đẹp tức là củ kiệu rất ngon. Nắng làm vàng giòn rụm mùi củ kiệu cùng với đó mùi thơm nồng đặc trưng củ kiệu càng làm cho món này thêm hấp dẫn.

Từng cái nắng chắt chiu được người dân xứ Đà tranh thủ – Ảnh: Tổng hợp

Cũng có nhiều bạn thói quen rất thích ăn củ kiệu nhưng lại chừa củ kiệu chỉ ăn mỗi đu đủ và cà rốt cũng khá thú vị với cách ăn này của người dân miền Trung. Ngày tết, món củ kiệu càng làm đặc sản mâm cơm tết miền Trung vừa làm cho hương vị các món ăn ngày tết không phải bị ngất khi thưởng thức hương vị miền quê này của người dân Đà Nẵng.

3. Cách làm món củ kiệu ngâm đường ngon của người miền Trung

3.1. Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1kg củ kiệu
  • 3 củ cà rốt
  • 2 quả đu đủ lớn
  • Đường
  • Nước giấm
  • Nước mắm
  • 4 – 5 trái ớt đỏ (tùy theo mức độ ăn cay mỗi người)

3.2. Sơ chế nguyên liệu

  • Làm sạch củ kiệu, để ráo nước
  • Cà rốt và đu đủ cắt thành miếng nhỏ vừa ăn. Ở Đà Nẵng, người dân nơi đây thường dùng dao răng cưa để cắt cà rốt hoặc đu đủ.
  • Ớt cắt thành khoanh hoặc để nguyên trái nhưng đập dập

3.3. Chế biến

  • Củ kiệu sau khi tiến hành làm sạch thì đem phơi cùng với cà rốt, đu đủ đã cắt thành miếng vừa ăn. Để món củ kiệu ngâm đường ngon hơn thì tốt nhất nên phơi nắng 03 ngày mà đặc biệt phơi ở nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp từ ánh nắng gắt nhất để củ kiệu, giòn và dễ dàng thấm vị khi thưởng thức.
  • Về phần gia vị, cho khoảng độ 500ml bắt sôi, cho từ 1 đến 1,5 chén nước mắm vào trong nước sôi, tiếp tục cho khoảng 500 gram đường, tiếp tục cho bột ngọt, 1 chén giấm chua. Nêm cho đến khi nào vừa ăn, có đủ độ chua và vị mặn vừa đủ thì tắt bếp và để nguội.
  • Cho nước dùng vào trong lọ thủy tinh, tiếp tục cho toàn bộ củ kiệu vào trong lọ. Cuối cùng, đổ phần gia vị đã nấu trên bếp vào trong lọ thủy tinh và đậy nắp.

3.4. Thưởng thức

Củ kiệu ngâm đường để khoảng từ 4 – 6 ngày là ăn ngon. Chuẩn bị chén cơm trắng nóng, và chiên lên vài lát bánh tét để cùng thưởng thức củ kiệu ngâm đường là ngon hết sẩy đến tận hậu vị.

Thử thước hương vị của củ kiệu và cơm trắng – Ảnh: Tổng hợp

Kết luận

Mỗi lần về quê đón tết, chưa cần biết hôm nay là mùng thứ bao nhiêu nhưng còn củ kiệu là còn tết hay mọi người hay nói vui rằng thấy củ kiệu ngâm đường là thấy tết đang về. Nếu có dịp về Đà Nẵng đón tết, đừng ngại thưởng thức món củ kiệu ngâm đường để trải nghiệm hương vị mùa tết miền quê xứ Đà nhé.

Bài viết tham khảo: