Bánh gio mật mía và bánh tro Đà Nẵng cùng là một loại?

1
41
Bánh gio hay bánh ú tro

Những ngày gần đây trên các trang mạng xã hội, nổi lên món bánh trò mật mía đặc sản Bắc Kạn khiến nhiểu người không khỏi tò mò về món bánh lạ này. Thực chất món bánh gio mật mía Bắc Kạn và bánh tro Đà Nẵng chính là cùng một hương vị với nhau.

1. Món bánh cho dịp Tết Đoan Ngọ

Vào những dịp mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng này, trên các nẻo đường Đà Nẵng đâu đâu du khách cũng sẽ nhìn thấy các hàng bán bánh tro bày bán ở khắp nơi. Bánh tro miền Trung có hình tam giác, với phần vỏ khá dày đặc ruột, thường sau khi dâng lên tổ tiên thì người Đà Nẵng sẽ ăn bánh tro cùng đường trắng với mong ước cả năm công việc suôn sẻ, bình an và gặp được nhiều sự thuận lợi.

Bánh gio mật mía Bắc Kạn – Ảnh: Internet

Còn đối với món bánh gio Bắc Kạn thì thuộc về ẩm thực hằng năm của người dân nơi đây nhiều hơn so với Đà Nẵng. Nếu du lịch vào thời điểm cuối năm này để mua bánh tro ở Đà Nẵng sẽ khó tìm hơn so với những ngày đầu năm sau dịp tết.

2. Tên gọi đặc biệt bánh tro Đà Nẵng

Ngoài tên gọi bánh tro thân quen thì còn một tên gọi khác khi nhắc về bánh tro Đà Nẵng chính là bánh ú tro. Sở dĩ có tên gọi là bánh u tro là bởi hình dạng của chiếc bánh được gói như một chiếc bánh ú. Hình dạng chiếc bánh ú tro nhỏ gọn xinh xinh nằm gọn trong lòng bàn tay, từng chùm bánh buộc lại với nhau tạo nên những chùm bánh ú tro vô cùng đặc biệt trong ngày tết Đoan Ngọ.

Món bánh ú tro trong dịp Tết Đoan Ngọ Đà Nẵng – Ảnh: Internet

3. Có vị gì trong món bánh ú tro Đà Nẵng?

Nếu bánh gio Bắc Kạn chỉ ngọt và thơm vị nếp khi chấm với mật mía thì bánh ú tro Đà Nẵng cũng vậy. Vị của bánh tro Đà Nẵng thơm đậm lên vị nếp dẻo, nếu không chấm với đường trắng thì vị khi ăn sẽ khá nhạt và dễ bị ngán. Nhưng khi chấm với đường trắng thì vị ăn lại khá cuốn. Vỏ bánh dẻo, mùi lá chuối bọc bên ngoài thơm đến tận bên trong. Khi ăn vị dẻo dẻo dính tay, quyện trong chén đường cát trắng khiến cho từng cung bậc cảm xúc vị giác như được hòa tan vào trong món bánh tro xứ miền Trung.

Vị của bánh ú tro Đà Nẵng mang vị nhạt đặc trưng nhưng lại ăn cực cuốn khi thưởng thức cùng đường và mật mía –

Ảnh: Internet

So với bánh gio mật mía vị tuy không quá khác nhau nhưng về hương vị nước chấm thì người miền Trung Đà Nẵng lại chuộng chấm với đường trắng hơn là mật mía. Nếu thực khách muốn đổi hương vị thì có thể thử với mật mía khi ăn cũng khá cuốn hậu vị cảm giác.

4. Làm sao bảo quản bánh tro không bị hư?

Thường bánh tro chỉ sử dụng trong khoảng thời gian từ 03 đến 04 ngày. Sau thời gian này lớp nếp trong bánh tro thường bị nhão ra và bị thiu. Để có thể thưởng thức trọn vẹn hương vị của bánh tro thì thực khách nên cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh, sử dụng bánh khi mới mua về hoặc sử dụng trong từ 1 – 2 ngày để giữ nguyên độ ngon của bánh. Thực khách không nên sử dụng bánh khi có tình trạng bánh bị chảy nhựa, mùi bị thiu của lớp nếp.

Kết luận

Tuy không phải là món ăn mới mẻ hay cầu kỳ về cách chế biến nhưng quả thật hương vị của bánh gio hay bánh ú tro đều khiến cho người hảo ngọt đều không thể cưỡng lại vị ngon trên từng chiếc nếp dính tay. Dù là mật mía hay thưởng thức cùng đường cát thì hương của bánh gio, bánh ú tro miền Trung đều gây phần thương, nhớ nhung cho vị giác của mỗi người khi thưởng thức món bánh này.

Bài viết tham khảo:

1 COMMENT

Comments are closed.